Theo đám đông, nổi máu làm giàu, nhiều nhà đầu tư rút hầu bao mua đất ngoại ô tính làm farmstay, giờ quay sang quyết bán “cắt lỗ”

  • 3 năm trước
  • 0

Dịch bệnh kéo dài khiến nhiều người dân thành phố “bán tháo” farmstay, từ bỏ giấc mộng một căn nhà nho nhỏ giữa trang trại xanh mát.

Theo đám đông, nổi máu làm giàu, nhiều nhà đầu tư rút hầu bao mua đất ngoại ô tính làm farmstay, giờ quay sang quyết bán

Xuất hiện nhiều người rao bán cắt lỗ farmstay, đã bắt đầu nở rộ trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, website. Giấc mộng “bỏ phố về quê” xây một căn nhà nhỏ, sống giữa thiên nhiên trong bối cảnh dịch bệnh của nhiều người dân thành thị đã bị tan vỡ, khi áp lực tài chính đè nặng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng phức tạp.

Theo đám đông, nổi máu làm giàu, nhiều nhà đầu tư rút hầu bao mua đất ngoại ô tính làm farmstay, giờ quay sang quyết bán cắt lỗ - Ảnh 1.

Thông tin rao bán cắt lỗ đất.

Hơn một năm trước, khi Hà Nội mới bắt đầu xuất hiện ca Covid-19, sau lần giãn cách đầu tiên, chị Nguyễn Hoa (Hà Nội) thấy nhiều đồng nghiệp xôn xao lên Hòa Bình mua đất, làm trang trại để về nghỉ dưỡng cuối tuần. Lại thấy, một số người bạn mua đất làm trang trại, sau thời gian ngắn, bán có lời, chị Hoa “nổi máu làm giàu” về thuyết phục chồng đầu tư.

Tháng 5/2020, theo giới thiệu của một môi giới, chị Ngọc quyết định mua một mảnh đất 300m2 tại Hòa Bình với mức giá 920 triệu đồng.

“Tôi chỉ có khoảng 400 triệu đồng, còn 520 triệu đồng còn lại đi vay. Cứ nghĩ, đỡ dịch, công việc thuận buồm xuôi gió như mấy năm trước, vợ chồng chẳng mấy mà trả hết nợ. Hoặc đợi 1 năm, người ta mua nhiều, bán chênh kiếm 200-300 triệu đồng” – chị Hoa kể.

Dự tính của chị Hoa đã xoay chuyển khi đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh bùng phát trở lại phức tạp cùng chính sách an ninh thắt chặt. Số tiền vay ngân hàng 500 triệu đồng với mức lãi suất 10,9%/năm khiến gia đình chị mỗi tháng phải bỏ ra gần 12 triệu tiền lãi và gốc.

Chưa kể, đến tháng 6/2021, chị Hoa thất nghiệp vì chính sách cắt giảm nhân sự công ty. Chồng chị thu nhập giảm sút.

“Chúng tôi chống chịu mãi, đến đầu tháng 7 mới quyết định rao bán vì nghỉ dưỡng cũng chưa được mà để thì nợ đầm đìa. Nhưng đến hiện tại, chưa có khách nào chốt. Khách hỏi thăm có vài người nhưng đang chê vị trí xa, chưa có hệ thống cây trồng xung quanh” – chị Nguyễn Hoa nói.

Chị Hoa cũng tiết lộ, hiện tại, trước áp lực nợ, chị đang nhờ môi giới hạ giá tới 100 triệu đồng so với giá bỏ ra ban đầu với mong muốn sớm thu lại tiền.

Theo đám đông, nổi máu làm giàu, nhiều nhà đầu tư rút hầu bao mua đất ngoại ô tính làm farmstay, giờ quay sang quyết bán cắt lỗ - Ảnh 2.

Nhiều chủ đất rao bán trang trại.

Cũng như chị Ngọc, anh Minh (Hà Nội) đã vừa chuyển nhượng lô đất ở Yên Bái vào hồi tháng 4/2021. Trường hợp của anh Minh may mắn hơn chị Ngọc, bán đúng vào thời điểm nhu cầu “bỏ phố lên rừng” mua farmstay tăng mạnh nên anh lời gần 200 triệu đồng.

“Tôi đoán trước khả năng dịch bệnh bùng phát kéo dài, nên đợt có khách hỏi, tôi đã nhanh chóng bán luôn. Thú thực, ban đầu gia đình cũng dự định mua mảnh đất này làm farmstay nhưng trải nghiệm một thời gian tôi thấy khá bất tiện vì chi phí xây dựng, bảo dưỡng tốn kém. Tình hình dịch bệnh nên việc di chuyển giữa các tỉnh cũng không hề dễ dàng. Muốn đến tỉnh này, tỉnh kia đều phải xét nghiệm Covid-19. Thêm nữa, vì dịch bệnh nên thu nhập giảm sút, gia đình thắt chặt chi tiêu. Tôi quyết bán để lấy tiền cất trữ, phòng ngừa dịch kéo dài còn có tiền trang trải sinh hoạt phí” – anh Minh nói.

Khảo sát thực tế cho thấy, xu hướng bán tháo farmstay nở rộ trên các diễn đàn mạng xã hội.

Anh N.A, một môi giới tiết lộ, số lượng các chủ đất trang trại nhờ bán tăng vọt trong vòng hơn 1 tuần trở lại đây. Vị môi giới này cũng ước tính, trong các nhóm farmstay, homestay, lượng rao bán tăng trung bình đến 50% so với ngày thường.

“Nghịch lý là 10 ngày nay, khách nhờ rao bán thì nhiều nhưng khách hỏi để mua vào rất thấp. Tâm lý hiện tại của mọi người đều chờ đợi. Một số chủ đất muốn bán vì họ xác định thời gian dài không thể lên trên đó nghỉ dưỡng. Thêm nữa, nếu thời gian dài không sử dụng, các thiết bị vật dụng trong nhà sẽ hao mòn. Chủ farmstay phải mất thêm khoản chi phí để bảo dưỡng”.

Anh N.A cũng cho biết thêm, có những chủ farmstay đang cần tiền gấp vì từng vay ngân hàng, họ muốn cắt lỗ nhẹ để đẩy hàng sớm, thu dòng tiền mặt về.

“Thời điểm dịch bệnh như hiện tại, người bán thì nhiều nhưng người mua rất ít. Ai cũng xác định giữ tiền mặt, chờ xem tình hình thế nào. Đến dịch thế này, không ai còn tính toán xa rộng tới chuyện nghỉ dưỡng vì nguy cơ giãn cách ở nhiều tỉnh. Thế nên, để bán farmstay thời điểm này khá khó khăn, dù có thể đã cắt lỗ. Trừ khi gặp nhà đầu tư nhiều tiền, họ sẵn sàng chi tiền để mua trang trại đẹp” – môi giới này cho hay.

cafef.vn

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh
Verified by MonsterInsights