Đề nghị kiểm soát ‘tiền bẩn’ chảy vào bất động sản

  • 4 năm trước
  • 0

Đó là một trong những kiến nghị đáng chú ý của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) gởi Thủ tướng Chính phủ mới đây.

Nhà nước cần quan tâm để kiểm soát chặt nguồn “tiền bẩn” (có nguồn gốc tội phạm, hoặc có thể do tham nhũng) mua bất động sản để “rửa tiền” /// Ảnh: Ngọc Thạch
Nhà nước cần quan tâm để kiểm soát chặt nguồn “tiền bẩn” (có nguồn gốc tội phạm, hoặc có thể do tham nhũng) mua bất động sản để “rửa tiền” – Ảnh: Ngọc Thạch

Vay xây sửa nhà nhưng mang tiền đi lướt sóng bất động sản?

Cụ thể, theo HoREA, trong 3 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng tín dụng bất động sản 3%, tuy có cao hơn tăng trưởng tín dụng chung chỉ tăng 2,93%, nhưng không quá bất thường. Như vậy, một câu hỏi lớn đặt ra là nguồn vốn đầu tư rất lớn làm cho thị trường bất động sản sốt nóng “bong bóng” hiện nay đến từ đâu? Báo cáo của HoRea nhận định, ngoài nguồn tiền nhàn rỗi, tiền để dành, vàng cất giữ trong dân, tiền từ chốt lời chứng khoán và nguồn tiền “kiều hối” (khoảng 20% “kiều hối” đầu tư vào bất động sản), và “đề nghị Nhà nước cần quan tâm để kiểm soát chặt nguồn “tiền bẩn” (có nguồn gốc tội phạm, hoặc có thể do tham nhũng) mua bất động sản để “rửa tiền”.
Ngoài ra, HoREA cũng đề xuất kiểm soát chặt “tín dụng tiêu dùng”, ngăn chặn việc chuyển một phần nguồn vốn vay xây nhà, sửa nhà, mua nhà, để “lướt sóng” khi thị trường bất động sản sốt nóng “bong bóng”. Cụ thể, tỷ trọng vay xây nhà, sửa nhà, mua nhà để ở chiếm khoảng 13% tín dụng tiêu dùng, nhưng khi thị trường bất động sản sốt nóng “bong bóng”, thì sẽ có một phần vốn không nhỏ được sử dụng để “lướt sóng”. Do vậy, Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay tiêu dùng đúng mục đích vay, để góp phần phát triển thị trường bất động sản ổn định, lành mạnh.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, khi có dấu hiệu đầu cơ, sốt “bong bóng” bất động sản, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện các giải pháp đề xuất nói trên. Đồng thời, xem xét nâng lãi suất tái cấp vốn, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm ngay tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn để cắt cơn sốt “bong bóng” bất động sản… “Hiện nay, ngân hàng cho vay tối đa đến 70% giá trị hợp đồng mua bất động sản. Khi xảy ra đầu cơ, sốt nóng “bong bóng” bất động sản, Hiệp hội đề xuất Ngân hàng Nhà nước tham khảo cách làm của một số nước, như có thể xem xét giảm ngay tỷ lệ cho vay xuống còn 50%, thậm chí chỉ còn 35%, để ngăn chặn đầu cơ, “lướt sóng”. Ví dụ: Với số vốn 1 tỉ đồng và được vay tín dụng 70% giá trị hợp đồng, nên nhà đầu tư có thể vay được đến 2,1 tỉ đồng để “lướt sóng” cùng lúc 3 nền (hoặc 3 căn hộ) có giá 1 tỉ đồng/căn/nền. Nếu giảm tỷ lệ vay, thì chỉ “lướt sóng” được 1-2 căn/nền mà thôi” – ông Châu phân tích.
Dù vậy, ông Châu cũng khuyến cáo, khi sử dụng các giải pháp tiền tệ, nên tham khảo kinh nghiệm của Chính phủ điều hành chính sách tiền tệ – tín dụng vào thời điểm tháng 2.2008 và tháng 2.2011. Thời điểm đó, thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, siết tín dụng bất động sản, nâng lãi suất cơ bản lên 14%/năm, dẫn đến lãi suất cho vay lên 21-25%/năm, đã cắt ngay cơn sốt “bong bóng”. Nhưng hệ quả không mong muốn là chính sách này đã đẩy thị trường bất động sản ngay lập tức rơi vào tình trạng “đóng băng”. Sau đó, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã phải dùng khá nhiều giải pháp để phá thế đóng băng.
Đề nghị kiểm soát 'tiền bẩn' chảy vào bất động sản - ảnh 1

Hiện nay tại nhiều địa phương đang có dấu hiệu đầu cơ, sốt “bong bóng” bất động sản

Ảnh: Nguyễn Tú

Không để nhà đầu tư “dẫn dắt” quy hoạch

Dẫn ví dụ 1 ha đất nông nghiệp tại TP.HCM làm ra 500 triệu đồng/năm, nhưng khi chuyển mục đích sử dụng đất thành đất công nghiệp thương mại dịch vụ thì tạo ra giá trị 55 tỉ đồng/ha/năm, gấp hàng trăm lần. Hay quận 7 khi tách ra từ huyện Nhà Bè năm 1997 chỉ thu ngân sách có 59 tỉ đồng, sau khi chuyển sang kinh tế đô thị công nghiệp thương mại dịch vụ, thì đến năm 2019 thu ngân sách hơn 7.000 tỉ đồng. HoREA đề xuất sử dụng hiệu quả công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; quy hoạch phát triển đô thị, nhà ở để giảm nhiệt cơn sốt trên thị trường bất động sản hiện nay. Bởi quy hoạch sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch vừa tạo ra nguồn thu rất quan trọng cho ngân sách nhà nước, vừa là công cụ điều tiết thị trường bất động sản, kể cả trong tình huống thị trường bị đầu cơ, sốt nóng “bong bóng”. Nhà nước dùng công cụ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất để quyết định nguồn cung đất đai trên thị trường sơ cấp, định hướng các khu vực phát triển khu đô thị, nhà ở, để đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, cân đối, lành mạnh.
Nhà nước chủ động tăng, hoặc giảm nguồn cung đất đai trên thị trường sơ cấp để điều tiết cung – cầu, nhất là khi thị trường bất động sản bị đầu cơ, sốt “bong bóng”. Nhưng trong nhiều năm qua, Nhà nước chưa sử dụng thật hiệu quả công cụ quy hoạch, mà lại có biểu hiện Nhà nước “bị động”, bị nhà đầu tư “dẫn dắt”, nên đã xảy ra tình trạng Nhà nước điều chỉnh quy hoạch theo yêu cầu của nhà đầu tư, làm “chệch” mục tiêu quy hoạch ban đầu.
“Bài học của Singapore về vai trò của Nhà nước trong việc lập quy hoạch định hướng dài hạn, ổn định, vẫn có điều chỉnh khi cần thiết phù hợp với thời đại, đã tạo được nguồn thu ngân sách rất lớn, đồng thời tạo được môi trường đầu tư hấp dẫn, minh bạch.hoạch xây dựng; quy hoạch phát triển đô thị, nhà ở” – ông Lê Hoàng Châu nói.

thanhnien.vn

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh
Verified by MonsterInsights