Bình Phước phấn đấu đến năm 2025 sẽ trở thành tỉnh công nghiệp, phát triển nhanh và bền vững. Thành công trong việc khẳng định sức hút với nhà đầu tư trong và ngoài nước đã trở thành đòn bẩy thúc đẩy thị trường BĐS địa phương này tăng nhiệt.
Bình Phước phát triển mạnh các khu công nghiệp
Bình Phước hiện đang có 14 Khu công nghiệp và 1 Khu kinh tế cửa khẩu, trong đó 8 khu công nghiệp đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và đi vào hoạt động. Để phục vụ phát triển công nghiệp trong giai đoạn mới, UBND tỉnh Bình Phước vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh mở rộng và bổ sung quy hoạch các khu, cụm công nghiệp với diện tích 8.000 ha.
Theo đó, mở rộng diện tích 3 khu công nghiệp thêm 2.500 ha; riêng khu công nghiệp Minh Hưng – Sikico mở rộng thêm 1.000 ha; mở rộng khu công nghiệp Bắc Đồng Phú và Nam Đồng Phú giai đoạn 3 với diện tích khoảng 1.500 ha. Quy hoạch mới thành lập khu công nghiệp với diện tích 5.500 ha.
Với quỹ đất công nghiệp dồi dào, kết cấu hạ tầng hiện đại và đồng bộ, môi trường đầu tư thông thoáng cũng như chính sách ưu đãi hấp dẫn, chú trọng công tác an sinh xã hội cho người lao động, những năm gần đây, Bình Phước đang là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác giá đất công nghiệp Bình Phước rất cạnh tranh, hiện đang dao động từ 25 – 30 USD mỗi m2. Trong khi tại TP HCM đang ở mức 147 USD/m2, Bình Dương 107 USD/m2, Đồng Nai, Long An lần lượt ở mức 98 USD và 123 USD.
Công nghiệp phát triển góp phần gia tăng hấp lực cho thị trường bất động sản Bình Phước
Năm 2020 tỉnh có 35 dự án đăng ký đầu tư vào Bình Phước với số vốn 252 triệu USD. Lũy kế đến nay Bình Phước có 273 dự án với 2,65 tỉ USD đăng ký đầu tư. Các nhà đầu tư trong nước cũng đăng ký 7.000 tỉ đồng để phát triển 110 dự án. Trong quý I/2021, thu hút đầu tư vốn nước ngoài (FDI) được 24 dự án với số vốn đăng ký 325,72 triệu USD, tăng 71,4% số dự án và tăng 671,8% số vốn đăng ký so cùng kỳ năm 2020, đạt 162,9% kế hoạch năm. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm.
Làn sóng phát triển công nghiệp đã và đang hình thành rõ nét, sẽ kéo theo cơ sở hạ tầng, dịch vụ an sinh cùng hàng loạt dự án đô thị vệ tinh hình thành, từ đó gia tăng sức hấp dẫn của bất động sản Bình Phước. Trong đó, huyện Chơn Thành với 52% diện tích KCN toàn tỉnh đang là tọa độ vàng của giới đầu tư nhà đất.
Thủ phủ công nghiệp Chơn Thành hút các dự án nhà ở
Khẳng định vị thế là thủ phủ công nghiệp của Bình Phước với 5 khu công nghiệp tổng diện tích hơn 2.800 ha, trong năm 2020, huyện Chơn Thành đã cung cấp việc làm cho hơn 5.200 lao động. Mới đây công ty C.P Việt Nam đã đầu tư Tổ hợp nhà máy lớn nhất Đông Nam Á, tại Khu liên hợp Công nghiệp và Đô thị Becamex – Bình Phước (huyện Chơn Thành).
Riêng nhà máy này sẽ tạo thêm việc làm cho hơn 3.000 lao động. Với quỹ đất công nghiệp được phê duyệt chủ trương mở rộng trong tương lai, Chơn Thành sẽ tiếp tục thu hút lượng lao động lớn đổ về, kéo theo nhu cầu nhà ở tăng cao.
Để đáp ứng nhu cầu nhà ở xung quanh các KCN, nhiều chủ đầu tư đã đổ về đây phát triển các dự án nhà ở. Có thể kể tới Tập đoàn Địa ốc Hoàng Cát hiện đang phát triển khu đô thị Phúc Hưng Golden quy mô 52ha. Hạ tầng cơ bản đã hoàn thành, sổ đỏ từng nên, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các chuyên gia, công nhân lao động của các KCN xung quanh.
Nhu cầu an cư, đầu tư tại Chơn Thành tăng thời gian gần đây
Trước đó, tại khu vực này cũng đón nhận một số dự án BĐS quy mô như Khu đô thị Hoàng Cát Center Bình Phước, KDC Nam Thịnh Phát Center Bình Phước, KDC Minh Long City, KDC Sky Center City 5…
Ghi nhận cho thấy, BĐS khu vực này có dấu hiệu rục rịch nhiều năm trước, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại khi mà nhu cầu về nhà ở chất lượng của người dân tăng lên thì những dự án khu đô thị quy mô, được đầu tư bài bản hạ tầng, tiện ích thu hút sự quan tâm của người mua.
Theo các chuyên gia, Chơn Thành có vị trí đắt giá khi gần các trung tâm công nghiệp lớn cùng 2 tuyến đường huyết mạch là QL13 và QL14 rất thuận tiện cho việc giao thương vận chuyển hàng hóa, sắp tới khi các tuyến như đường phía Tây Quốc lộ 13, Cao tốc Tp.HCM- Thủ Dầu Một – Chơn Thành, cao tốc Chơn Thành – Đăk Nông, tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh hình thành sẽ kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Tây Nam Bộ một cách nhanh chóng.
Theo đó, giá trị BĐS khu vực này dự báo sẽ gia tang mạnh trong thời gian tới, đặc biệt là các dự án cận khu công nghiệp và theo chuyên gia, giai đoạn này là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư “xuống tiền” đón đầu nhu cầu.