Bình Dương sở hữu nhiều lợi thế để có thể thăng hạng trên bản đồ logistics phía Nam. Nhưng đi cùng cơ hội đó, tỉnh đứng trước thách thức giải bài toán an cư cho hàng ngàn lao động.
Bình Dương chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho logistics phát triển
Bình Dương tăng tốc trong cuộc đua logistics
Với tốc độ phát triển tương đối cao đạt 14-16%, quy mô khoảng 40-42 tỉ USD/năm, logistics là một trong những ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất Việt Nam trong thời gian qua. Tại hội thảo quốc tế về logistics (tháng 7-2021), Thứ trưởng Bộ Công thương cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành này trong nền kinh tế và xác định phát triển logistics là mục tiêu dài hạn.
Không nằm ngoài kế hoạch chung của cả nước, Bình Dương cũng đặt nhiệm vụ chính trong năm 2020 – 2025 là tập trung phát triển và xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng logistics hiện đại.
Ông Võ Hải – thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam – nhận xét: “Thông thường, logistics được hiểu ngắn gọn là quá trình vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế, logistics còn bao gồm các dịch vụ khác như sơ chế, chế biến, đóng gói, bốc xếp, lưu trữ hàng hóa, thực hiện thủ tục hải quan, xử lý hàng hóa tồn kho… Và Bình Dương hội tụ các điều kiện cần và đủ để phát triển các hoạt động logistics, không chỉ phục vụ cho doanh nghiệp trên địa bàn mà cả khu vực phía Nam”.
Thứ nhất, dù Bình Dương không sở hữu sân bay hay cảng biển nhưng lại nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp với TP.HCM, Đồng Nai – các địa phương có tốc độ phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài thuộc top đầu cả nước. Cơ sở hạ tầng hiện đại cùng kết nối vùng dễ dàng là ưu thế để tỉnh trở thành lựa chọn của các doanh nghiệp.
Thứ hai, với 29 khu công nghiệp, chiếm ¼ diện tích khu công nghiệp toàn miền Nam, nhu cầu logistics tại Bình Dương cũng khá lớn. Theo báo cáo của Sở Công thương, năm 2020, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 9,31%/năm, nhiều hơn so với mức đề ra.
Thứ ba, tỉnh có sông Sài Gòn và Đồng Nai bao bọc, tạo điều kiện phát triển mạnh về vận tải đường thủy. Các cảng sông đáp ứng nhu cầu vận tải lớn như Bình Dương, An Cơ, Thạnh Phước… cũng nối liền cụm cảng quốc tế ở Vũng Tàu và TP.HCM, tạo thành chuỗi cung ứng hiệu quả của dịch vụ logistics.
Cuối cùng, Bình Dương là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin vào thủ tục hải quan. So với thời gian trung bình của cả nước, thời gian thông quan tại Bình Dương nhanh gấp 30 lần đối với hàng xuất khẩu và gần gấp 4 lần đối với hàng nhập khẩu. Đây lợi thế cạnh tranh hiếm có, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí.
TP. Thuận An thu hút hàng ngàn lao động trẻ
Trong quy hoạch của UBND Bình Dương, TP.Thuận An sẽ là “trung tâm công nghiệp và dịch vụ đầu não” của cả tỉnh. Với định hướng này, Thuận An có nhiều tiềm năng trở thành “thủ phủ logistics” bởi số lượng doanh nghiệp gia tăng nhanh, kéo theo nhu cầu logistics lớn trong vài năm tới.
TP. Thuận An là vùng phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ sớm nhất của tỉnh Bình Dương
Bên cạnh đó, Bình Dương đang là điểm tiếp nhận hàng hóa từ 2 vùng nguyên liệu lớn. Đầu tiên là vùng nguyên liệu nông lâm nghiệp – từ Lào và Tây Nguyên, theo trục Bắc Nam hướng quốc lộ 14 qua Tân Uyên, Nam Tân Uyên, Bến Cát,… rồi đến Thuận An để gia công sản xuất. Thứ hai là vùng nguyên liệu thô từ Campuchia theo quốc lộ 22 (Xuyên Á) về Bến Cát, Thủ Dầu Một để sơ chế và đóng gói, sau đó chuyển đến Thuận An.
Có thể thấy, Thuận An là “mắt xích” quan trọng trong con đường xuất khẩu hàng hóa đi châu Âu hay Mỹ, nhờ có quốc lộ 13, vành đai 3, Mỹ Phước – Tân Vạn dễ dàng kết nối cảng biển (Thị Vải, Cái Mép), cảng container (cảng Đồng Nai, Bình Dương, Quận 9), sân bay Quốc tế Long Thành (Đồng Nai),…
Ngoài ra, hạ tầng giao thông – yếu tố then chốt trong phát triển logistics cũng được UBND tỉnh chú trọng đầu tư, với ngân sách lên đến 6.000 tỉ đồng. Nơi đây cũng đang sở hữu tiện ích tốt nhất Bình Dương khi tập trung các trung tâm thương mại, bệnh viện quốc tế, sân golf đẳng cấp.
Chị Thanh Thủy – phó giám đốc công ty Human Power – một trong những công ty tư vấn nhân sự lớn tại Thuận An chia sẻ thêm: “Hiện tại, nguồn cung nhân lực logistics tại địa phương chỉ đáp ứng khoảng 60 – 70% nhu cầu của các doanh nghiệp. Trong 2 – 3 năm tới, nhu cầu nhân sự cho ngành này lên đến con số hàng ngàn người, nhất là các lao động có tay nghề”.
Có cơ sở hạ tầng và tiện ích tốt nhất Bình Dương, cùng nhiều cơ hội việc làm, Thuận An là nơi “an cư, lạc nghiệp” lý tưởng cho người trẻ.
Tuy nhiên, sự thăng hạng của logistics góp phần vào sự phát triển các ngành kinh tế khác, dẫn đến Thuận An phải đứng trước thách thức mới. Với dân số hơn 600.000 người (trong đó dân nhập cư chiếm hơn 70%), cùng khoảng 10.000 lao động mới mỗi năm phục vụ cho logistics nói riêng và các ngành nghề khác nói chung khiến nhu cầu “an cư” trở thành bài toán khó giải.
Theo thông tin Sở Xây dựng Bình Dương, trong 6 tháng đầu năm 2021, Thuận An đang có khoảng 30 dự án được cấp phép mở bán. Sau khảo sát, phần lớn các dự án đều nằm ngoài khả năng tài chính của đại đa số lao động trẻ. Và người dân càng có ít lựa chọn hơn khi muốn tìm dự án dễ tiếp cận với hệ thống tiện ích như trung tâm mua sắm Aeon Mall, Lotte Mart, bệnh viện quốc tế Becamex,…
Đặc biệt, ở các vị trí dễ liên kết với Mỹ Phước – Tân Vạn, các dự án được giới thiệu ra thị trường với mức giá trung bình 27 triệu/m2. Trong vài năm tới, khu vực này có thể nhanh chóng thiết lập mặt bằng giá mới bởi Mỹ Phước – Tân Vạn là một trong những tuyến đường huyết mạch, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển logistics tại Thuận An nói riêng và Bình Dương nói chung.
Tính đến thời điểm hiện tại, Tecco Felice Homes là dự án hiếm hoi nằm gần Mỹ Phước – Tân Vạn (ngay đoạn vòng xoay An Phú) có giá tốt nhất TP. Thuận An, chỉ với 22.9 triệu/m2 – mức trợ giá hậu dịch COVID-19 đến từ chủ đầu tư.
Theo giới kinh doanh bất động sản, đây là mức giá hợp lý với người lao động có thâm niên hoặc gia đình trẻ có tổng thu nhập trung bình khoảng 16 -20 triệu/tháng.